HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN THỰC PHẨM NON-GMO

Posted by Mr Ha 01/04/2017 0 Comment(s) THẾ GIỚI TỰ NHIÊN,

Cách nhận biết thực phẩm biến đổi gene GMO trên thị trường hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm biến đổi gene GMO trà trộn thông qua con đường nhập khẩu để vào Việt Nam. Trong một cuộc khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy 111/323 mẫu thực phẩm chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị đã cho kết quả kiểm nghiệm là sản phẩm biến đổi gene.

 

Theo đó, không thể dùng mắt thường để phân biệt thực phẩm truyền thống hay thực phẩm GMO nên nhiều ý kiến cho rằng việc dán nhãn hàng hóa trên bao bì là cần thiết để người tiêu dùng có thể nhận biết thực phẩm biến đổi gene GMO một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên tất cả vẫn hiện đang là Dự thảo và cũng không dễ dàng để có thể thực hiện 100% hoàn hảo, nên việc người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kiến thức để có thể đưa ra những lựa chọn thông minh cho bản thân và gia đình là rất cần thiết. Dưới đây là các phương pháp đơn giản để có thể giúp tránh gặp phải Thực phẩm GMO trên thị trường:

 


 

1. NHẬN BIẾT QUA MÃ SỐ MÃ VẠCH TRÁI CÂY - RAU CỦ NGOẠI NHẬP

  • Đa số các loại trái cây và thực phẩm đều có mã số với bốn chữ số và bắt đầu với chữ số 3 và 4. Những loại này được gieo trồng một cách tự nhiên và tất nhiên là được phun xịt với các chất hóa học bảo vệ thực vật. Có biến đổi gene hay không thì không thể xác định.

  • Nếu trên tem có dãy số có 5 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 8 thì có nghĩa đây là loại thực phẩm biến đổi gene GMO. Tuy nhiên ở một số quốc gia đặc thù, việc dán tem là không bắt buộc hoặc sẽ là Mã số khác.

  • Nếu mã số trên sản phẩm mà bạn đang có ý định mua có năm chữ số và bắt đầu bằng chữ số 9, Đó là một sản phẩm hữu cơ và không hề có bất cứ một loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật hay bất cứ hooc-môn tăng trưởng nào.

 


 

2. NHẬN BIẾT QUA NHÃN XÁC ĐỊNH CỦA NHÀ SẢN XUẤT

  • Nhãn 100% Organic: Được chứng nhận từ các Tổ chức điển hình như: United States Department of Agriculture (USDA), Quality Assurance International (QAI), Oregon Tilth, and California Certified Organic Farmers (CCOF). Chính phủ Hoa Kỳ và Canada không cho phép sử dụng nhãn 100% Organic cho hàng có biến đổi gene GMO dù canh tác theo bất kỳ cách nào hoặc dù chỉ chứa một thành phần rất nhỏ. Lưu ý: Phải là nhãn 100% organic cho thực phẩm và thành phẩm vì: ví dụ như Trứng có nhãn "free-range," "natural," or "cage-free" không hoàn toàn là không có GMO hoặc thuốc BVTV.

  • Nhãn Non-GMO Products: Thuộc các Hiệp Hội phản đối GMO. Họ có quy trình kiểm tra xác minh và chứng nhận Non-GMO nghiêm ngặt dành cho các Doanh nghiệp hướng đến Non-GMO. Bạn có thể tra cứu Website của Non-GMO Projects để tra cứu và xác định các Doanh nghiệp Non-GMO.

 


 

3. HIỂU RÕ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ THỰC PHẨM

  • Hãy tự nuôi trồng tại nhà: Nó thực sự không quá khó hay mất nhiều thời gian như bạn tưởng. Hãy bắt đầu ngay để bạn có thể chủ động cho nguồn thực phẩm của giá đình được sạch - xanh - rẻ. Đây cũng là một phương pháp thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi của bạn và gia đình.
  • Hãy lựa chọn các loại rau củ thực phẩm giống cơ bản của địa phương, đừng ham các loại thực phẩm mới mà mình chưa biết về nó.
  • Đặt và mua hàng tại các nông trang địa phương hay khu vực gần đó. Bạn thấy và bạn biểu họ đang làm gì với các thực phẩm bạn tiêu dùng hằng ngày, bạn lựa chọn họ với tất cả các yêu cầu bạn muốn.
  • Tham gia và lựa chọn hàng hoá tại các cửa hàng của các Doanh nghiệp uy tín (chúng tôi khuyến cáo sử dụng hàng của VinEco - VinGroup và các doanh nghiệp đối tác trang trại của littleGARDENS). Hoặc hãy đến Chợ phiên sạch cuối tuần tại Nhà văn hoá thanh niên TP. HCM hoặc Hà Nội.

 


 

4. XÁC ĐỊNH RÕ CÁC CÂY TRỒNG GMO VÀ CÓ CHỨA THÀNH PHẦN GMO

  • Sử dụng các phần mềm tư vấn: Khá khó để lựa chọn, nhưng với chiếc smart-phone, ta có thể dễ dàng nghiên cứu và tham chiếu để dễ dàng ra quyết định hơn. Được phát triển bởi The Center for Food Safety hiện đã có mặt trên iOSAndroid, tải về để thêm một nguồn thông tin cho bạn.
  • Lưu ý với các thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao là thực phẩm GMO như: Bắp, đậu nành, đu đủ, đường, .v.v... . Bạn có thể xác định rõ các thực phẩm đó là thực phẩm nào tại Bài viết của chúng tôi: 12 LOẠI THỰC PHẨM GMO BẠN NÊN TRÁNH.
  • Lưu ý các thành phần cấu tạo nên thực phẩm. Nếu bạn mua hàng thực phẩm đã thành phẩm, hãy chắc chắn là đã đọc kỹ và cẩn thận các thành phần sau nếu không xác định rõ doanh nghiệp và nhãn hàng: amino acids (tổng hợp), aspartame, ascorbic acid (vitamin c tổng hợp), sodium ascorbate, citric acid, sodium citrate, ethanol, hương liệu tự nhiên & nhân tạo, xi rô ngô-bắp, lactic acid, maltodextrins, mật mía, monosodium glutamate, sucrose, xantham gum, vitamins, và sản phẩm từ men.
  • Cẩn trọng khi đi ăn nhà hàng: Hãy lựa chọn nhà hàng mà bạn biết, và yêu cầu các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nên tránh các thực phẩm làm từ các thành phần có nguy cơ cao GMO như: Bắp, đậu hũ, đậu phụ, .v.v...

 


 

Với một thực tế rằng với sức lan tỏa của các phương tiện truyền thông hiện nay, mối nguy hại từ thực phẩm biến đổi gen hoặc dùng quá liều lượng chất hóa học cho phép đã trở thành nỗi lo chung của nhiều người. Người tiêu dùng càng lựa chọn kĩ càng hơn thì liệu những thực phẩm biến đổi gen có được nhà sản xuất gắn nhãn mác? Hay hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hoóc môn tăng trưởng có được niêm yết rõ ràng trên từng bó rau, củ hành, củ tỏi?Hãy luôn chủ động là người một tiêu dùng thông minh, chủ động lựa chọn thực phẩm hữu cơ sạch, an toàn với nhà cung cấp đáng tin cậy hoặc thậm chí chủ động sản xuất nguồn cung cấp thực phẩm cho mình trong phạm vi có thể.

 

Nguồn tham chiếu:

Báo Khoa học và Đời sống

Tạp chí Wikipedia How.

Google và Internet.

littleGARDENS' Team

 

 

Leave a Comment